Dinh dưỡng hợp lý

Thứ năm - 31/10/2019 09:47
Muốn cho trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ thì trước hết phải quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho trẻ, hàng ngày trẻ phải được ăn đầy đủ các loại thực phẩm có chứa 4 nhóm chất dinh dưỡng như: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và muối khoáng mà cần phải tính toán để cân đối đảm bảo tỉ lệ giữa các chất theo quy định.
Dinh dưỡng hợp lý
        Hiện nay một số phụ huynh có điều kiện nên cho con ăn quá nhiều, họ nghĩ rằng ăn càng nhiều chất bổ càng lớn nhanh, càng mập càng tốt, để cho con ăn thoải mái, hoặc ăn các loại thức ăn theo sở thích như vậy dễ dẫn đến trẻ mắc bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ chậm lớn, chậm phát triển nguy cơ mắc bệnh cao. Ngược lại nếu thừa dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp… Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý là vấn đề vô cùng cần thiết đối với sức khỏe trẻ em.
         Để chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được nâng cao thì nguồn thực phẩm chính là yếu tố quan trọng nên ngay từ đầu năm học nhà trường lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm sạch, có nguồn gốc và đầy đủ giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo chỉ đạo của sở giáo dục và đạo tạo Hà Nội bữa chính tiêu chuẩn có trên 10 loại thực phẩm gồm các món: Cơm, thức ăn mặn, canh, tráng miệng và thêm món xào.
image 20191031095646 3

        Tính khẩu phần ăn và cân đối cho phù hợp đảm bảo tỷ lệ các chất theo thông tư 28:
             P: 15-25%; L: 25-35%; G: 45-52%
             Nhu cầu can xi: Đối với trẻ 1-3 tuổi: 350mg/ngày/trẻ
                                     Đối với trẻ 4-6 tuổi: 420mg/ngày/trẻ
             Nhu cầu B1:     Đối với trẻ 1-3 tuổi: 0,41mg/ngày/trẻ
                                       Đối với trẻ 4-6 tuổi: 0,52mg/ngày/trẻ
image 20191031095259 2

          Bếp ăn của nhà trường được thiết kế theo tiêu chuẩn bếp một chiều, đồ dùng dụng cụ được trang bị đầy đủ, hiện đại, hợp vệ sinh ( tủ sấy bát được sử dụng hàng ngày, đồ dùng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, dễ lấy, tủ đựng đồ ăn chín các lớp được đánh dấu vị trí từng lớp, đóng kín cửa sau khi chia và giao thực phẩm chín cho các lớp, được nhân viên nhà bếp vệ sinh lau chùi hàng ngày sạch sẽ, khô ráo, tủ đựng xoong nồi các lớp, bình đựng sữa…được sắp xếp khoa học, ngăn nắp, đẹp mắt, tiện sử dụng). 
image 20191031095258 1

           Quá trình chế biến thực phẩm của nhân viên nhà bếp được đồng chí y tế nhà trường giám sát chặt chẽ và thực hiện ghi sổ kiểm thực ba bước theo yêu cầu của ngành y tế. Việc lưu giữ thức ăn cũng được các nhân viên nhà bếp thực hiện theo đúng quy định: Lưu đủ số món ăn, đủ số lượng lưu, có nhãn ghi rõ giờ lưu, ngày lưu, sáng, chiều, người lưu, tên món ăn…lưu bằng các lọ sứ có nắp. Các hộp lưu được để vào hộp nhựa to và làm các giấy có dấu niêm phong theo từng buổi.
            Tất cả nhân viên nhà bếp, cán bộ quản lý phụ trách nuôi đều được nhà trường khám sức khỏe định kỳ hàng năm theo quy định của phòng giáo dục và đảm bảo không mắc bệnh truyền nhiễm.
        
Các hoạt động của công tác chăm sóc nuôi dưỡng có nề nếp, hồ sơ sổ sách nuôi dưỡng được các đoàn cấp trên kiểm tra đánh giá cao. Các hoạt động của trẻ đã đi vào nề nếp, tháo gỡ được những khó khăn của giáo viên, nhân viên giờ nào việc ấy. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Là cơ sở để đánh giá giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.2


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây