Trang bị kỹ năng phòng chống hỏa hoạn cho trẻ

Thứ năm - 05/05/2022 16:34
Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương và gặp nguy hiểm nhất khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Vì vậy trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Trường Mầm Non Họa My năm học 2021 - 2022 đã đưa một số hoạt động rèn kỹ năng phòng chống hỏa hoạn để bảo vệ bản thân an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nhằm giúp trẻ có những kĩ năng sống cần thiết với mọi hoàn cảnh, mọi tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trang bị kỹ năng phòng chống hỏa hoạn cho trẻ
Mục đích chính của việc trang bị kỹ năng phòng chống hỏa hoạn trong chương trình giáo dục mầm non này là giúp trẻ nhận biết những mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh, nhận biết những nguyên nhân gây ra hỏa hoạn và cách phòng tránh.
Cô trò lớp B2 trường mầm non Họa My trò chuyện về sự nguy hiểm khi gặp hoả hoạn và nhắc trẻ cần bình tĩnh.
Cô trò lớp B2 trường mầm non Họa My trò chuyện về sự nguy hiểm khi gặp hoả hoạn và nhắc trẻ cần bình tĩnh.

Những kỹ năng cần dạy bé để xử lý khi gặp hỏa hoạn:
Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy khói, lửa hay thấy chuông, đèn báo cháy mà không có người lớn bên cạnh thì các con phải thật bình tĩnh, tìm cách báo ngay cho người lớn hoặc gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa theo số điện thoại là 114.
Hướng dẫn trẻ biết gọi chú cứu hỏa 114 khi gặp hoả hoạn.

Kỹ năng 2: Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở trường học hay ở nhà, các con phải hết sức bình tĩnh, không được hoảng loạn, không được chen lấn xô đẩy và tuyệt đối phải làm theo sự chỉ dẫn của các thầy cô hay người lớn trong gia đình.
Cô hướng hẫn trẻ cách thoát khỏi đám cháy

Kỹ năng 3: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi khí độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngạt khói, các con di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể (trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất).
Dạy trẻ cách dùng khăn ẩm che lên miệng và mũi

Kỹ năng 4: Khi thoát ra ngoài phòng, các con hãy bình tĩnh di chuyển thoát nạn theo đường cầu thang bộ theo sự hướng dẫn của thầy cô hay người lớn. Đối với các trường học hay nhà ở mà có thang máy thì các con không được sử dụng để thoát nạn (vì khi xảy ra sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào, dễ dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong).
Cô và trẻ bịt khăn men theo tường khi có khói mù mịt để thoát ra ngoài.
 Trẻ đã thoát khỏi đám cháy ra ngoài
Việc dạy trẻ những kỹ năng này là rất quan trọng. Bởi khi gặp hỏa hoạn không chỉ trẻ em mà còn cả người lớn chúng ta thường rất mất bình tĩnh và không biết cách xử lý tình huống sao cho hiệu quả và an toàn.
 

Nguồn tin: Nguyễn Thị Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây