Vệ sinh cá nhân chủ yếu là giữ gìn thân thể sạch sẽ (đầu tóc, mặt mũi, chân tay, răng miệng, quần áo…), vệ sinh đồ dùng cá nhân. Cụ thể:
- Dạy trẻ cách rửa mặt, rửa tay chân, đánh răng, chải đầu, mặc quần áo gọn gàng sạch sẽ;
- Giáo dục trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; thích tắm gội sạch sẽ, rửa mặt, rửa tay trước khi đi ngủ; đánh răng sau khi ăn các bữa chính, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Dạy trẻ biết chùi mũi bằng khăn, khi ho và hắt hơi dùng khăn hoặc dùng tay che miệng. Không khạc nhổ bừa ra lớp, đi đại tiện, tiểu tiện phải vào nhà vệ sinh;
- Giáo dục trẻ thói quen đi giày dép khi đi ra đường, đội mũ khi đi ra ngoài nắng;
- Giáo dục trẻ thói quen uống nước đun sôi để nguội, nước các loại rau quả, hạn chế các loại nước ngọt có ga;
- Bất cứ làm việc gì có rác, bụi ở bàn ghế, sàn nhà như cắt xé giấy, gọt bút chì, chơi trò chơi… cần giáo dục trẻ biết tự mình quét dọn sau khi làm xong và đem bỏ vào thùng rác, không vứt bừa bãi ra xung quanh. Biết dọn dẹp đồ dùng, cất đồ chơi cẩn thận vào nơi qui định sau khi dùng hoặc chơi xong;
- Giường chiếu, tủ đồ chơi, giá khăn mặt, giá để ca cốc… phải luôn giữ gọn gàng, ngăn nắp.
* Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ phát triển thói quen vệ sinh cá nhân?
Giải thích thói quen tốt và xấu: Nên bắt đầu từ điều trẻ đã biết, giúp trẻ nhận biết và thực hành những thói quen tốt và tránh xa những thói quen xấu. Vì vậy, hãy liệt kê những thói quen vệ sinh tốt và xấu, nhắc nhở nhiều lần trong các tình huống khác nhau. Đồng thời nên dành lời khen ngợi cho trẻ khi trẻ làm tốt để tạo động lực.
Bắt đầu từ những thói quen cơ bản như rửa tay và tắm: Trẻ em thường im lặng trước những điều mà chúng thấy quá sức. Khi bố mẹ dạy trẻ một cách dồn dập sẽ không mang lại kết quả, thay vào đó hãy dạy trẻ bắt đầu từ một cái gì đó đơn giản như rửa tay và tắm thường xuyên.
Giải thích các khái niệm về vi trùng và vi khuẩn: Giới thiệu khái niệm về vi trùng và vi khuẩn từ sớm, cho trẻ biết tại sao vi khuẩn và vi trùng lại có tác hại xấu đối với sức khỏe, khi trẻ hiểu thì sẽ thực hành vệ sinh tốt hơn.
Tuy nhiên cha mẹ chỉ nên nhấn mạnh tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân, không nên phóng đại quá mức có thể tạo nỗi ám ảnh và áp lực cho trẻ.
Làm cho việc giữ vệ sinh cá nhân trở nên vui vẻ và thú vị đối với trẻ: Trẻ em chỉ thực sự hứng thú với vệ sinh cá nhân nếu việc này khiến trẻ vui vẻ và hạnh phúc. Đừng biến việc vệ sinh trở thành một chủ đề khủng khiếp đối với trẻ em. Làm cho trẻ vui bằng những cách khác nhau, chẳng hạn vừa hát tạo bọt bằng xà phòng khi rửa tay hoặc tắm, mua kem đánh răng có mùi hương trẻ thích, bàn chải có hình nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh…
Cha mẹ nên làm gương cho trẻ noi theo: Để khuyến khích trẻ tuân theo việc vệ sinh tốt thì chính cha mẹ phải bắt đầu thực hành trước từ những việc nhỏ như rửa tay, lau bếp hoặc bàn, đánh răng… Hãy cùng trẻ làm vệ sinh cá nhân để giáo dục trẻ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Videos clips
Albums ảnh
Thăm dò ý kiến